TỪ NGƯỜI NGHĨ VỀ NGHỀ – TRẦN VĂN THƯƠNG

Lượt xem:

Đọc bài viết

TỪ NGƯỜI NGHĨ VỀ NGHỀ

 

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn “… Mt tm gương sng còn có giá tr hơn mt trăm bài din văn tuyên truyn”. Điều đó có nghĩa là không có lĩnh vực nào mà tác dụng nêu gương lại quan trọng bằng lĩnh vực đạo đức, giáo dục. Khi chúng ta nêu gương sẽ giúp lan tỏa nhiều giá trị: người được nêu gương sẽ cố gắng phát huy hoặc chí ít là giữ gìn được phẩm hạnh, chuyên môn lẫn đạo đức trong cuộc sống; người nêu gương sẽ cố gắng học tập, tự soi mình mà phấn đấu cho tốt hơn. Và xung quanh ta có biết bao tấm gương về nghị lực, lòng quả cảm, đức hi sinh, sự sáng tạo… nhưng tôi ấn tượng nhất là lòng nhiệt huyết của con người. Có câu “Nhit huyết là m ca n lc, và không có nó, ta không th đạt được điu gì to ln”. (Ralph Waldo Emerson). Điều này đã đúng với cô giáo tôi nêu tâm sự ở đây, cô giáo Lê Thị Hồng – người đã để lại nhiều ấn tượng đối với nhiều đồng nghiệp nói chung và bản thân tôi nói riêng.

Cô Lê Thị Hồng sinh năm 1977, là sinh viên sư phạm Toán trường đại học Tây Nguyên, ra trường, cô công tác tại trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai, năm 2008 chuyển về trường THPT Lê Hữu Trác. Ấn tượng đầu tiên của cô giáo về trường không phải là người yêu đưa đến mà là bố cô Hồng. Sau đó, biết cô đi lại khó khăn vì chân trái là chân giả, đôi chân đẹp thời thiếu nữ phải cắt bỏ đi một vì căn bệnh ung thư xương. Cô Hồng của chúng tôi không chống nạng, nhưng bước đi thập thững, chênh vênh, nghiêng hẳn về một bên. Mỗi lần cùng cô dạo bước trên hành lang đến lớp dạy, tôi tếu táo bằng bài hát “vết chân tròn trên con đường làng cát trắng ngây thơ; cô giáo ta vẫn đến trường làng, vẫn ôm đàn dạy các em thơ, bài hát quê hương”. Cô chỉ cười và đáp trả “thầy cứ ghẹo em”. Ở cô, chúng tôi ít thấy sự bi quan, chán nản mà toát lên nghị lực phi thường và tinh thần lạc quan. Đồng nghiệp nhớ cô với nụ cười rất thân thiện, trong veo với giọng nói chậm nằng nặng mà yêu thương; nằng nặng mà da diết. Tôi ấn tượng  với dáng đi mỗi lần cô lên lớp, ngoài cặp sách thường có đựng giáo án, trong tay cô luôn có cây thước gỗ 1 mét, tôi ghẹo rằng, đó là dụng cụ trợ năng khi cô lên cầu thang, hay bước lên bục giảng. Sau mỗi tiết dạy là mồ hôi lấm tấm trên vầng trán rộng. Cô không than mệt vì dạy mà vì đi lại. Tuy đôi chân ấy không còn lành lặn, mỗi bước đi là một khó nhọc, cộng thêm một vài bệnh nan y cô mang trong người nhưng cô giáo vẫn đi đến từng em, hướng dẫn cho các em cách giải toán tận tình. Trong giờ dạy, ngoài tiếng giảng của cô, là tiếng thước gõ nhẹ trên sàn nhà mỗi lần cô di chuyển. Nhìn cảnh ấy, thương lắm, xót lắm nhưng trân quý lắm!

Tôi đã từng nghe ở đâu đó câu nói đại loại Người thy trung bình ch biết nói, người thy gii biết gii thích, người thy xut chúng biết minh ha và người thy vĩ đại biết cách truyn cm hng”. Bản thân cô Hồng có hoàn cảnh xót xa, nhưng cô không ca thán, mà đã biến cái bất lợi thành ưu điểm. Nhìn sự cố gắng của cô trong mỗi bài giảng, nhìn bước đi của cô khó nhọc như vậy, có trẻ nào không thương cô mà cố gắng. Thú thực, khi chọn nghề giáo, không ai nghĩ đây là nghề làm giàu, mà xuất phát từ sự yêu trẻ, yêu nghề. Nếu là người không có nghị lực, lòng đam mê của mình, chắc hẳn, cô đã không đứng trên bục giảng. Người ta thường trân trọng những thầy cô giỏi, nhưng cảm kích và biết ơn những người gợi mở những giá trị nhân văn cho họ. Bài giảng là những nguyên liệu cơ bản cần thiết, nhưng sự ân cần chăm sóc mới là yếu tố quan trọng cho sự phát triển của chồi non và tâm hồn một đứa trẻ, và cô Hồng đã làm được điều này. Ngoài dạy cho học sinh mình kiến thức về môn học, cô còn hướng đến nhiều bài học trong cuộc sống. Những nghệ thuật nghề dạy học là “đi từ trái tim” đã được cô tận dụng; cô hướng cho học trò những giá trị cuộc sống, biết vượt lên chính mình, biết chấp nhận hoàn cảnh và kể cả những thất bại. Từ đó, học sinh sẽ được thoải mái hơn, tâm thanh thản thì trí sẽ mở mang. Đó là lý do cô đã vượt qua được chính mình, là tấm gương cho học sinh, cho đồng nghiệp. Cô còn là người biết chia sẻ, tâm sự, vì người trong hoàn cảnh khó khăn hiểu sâu sắc thế nào là bất lợi, thế nào là khốn khó, là bi kịch. Chính điều này đã khiến cho học sinh cảm nhận được sự yêu thương, gần gũi, và sẻ chia. Học trò thương quý cô mà cố gắng giúp các em mạnh mẽ hơn và bản lĩnh hơn. Đó cũng là một trong những yếu tố tạo nên chất xúc tác cho thành công khi cô đứng lớp.

Thiên chức của phụ nữ là làm mẹ; phụ nữ yếu đuối, mong manh; họ sinh ra để được yêu thương, để được chiều chuộng, để làm đẹp mình và cho đời… Thế nhưng, hằng ngày phải vượt qua quảng đường trên dưới 20 km đến trường bằng xe buýt với đôi chân không lành lặn và trong cơ thể còn nhiều bệnh trọng cũng đã là một nghị lực lớn. Và sau những giờ bên học sinh, cô cũng khát khao làm mẹ như bao người phụ nữ khác. Thế mà, cô vẫn vượt lên trên tất cả để làm trọn nhiệm vụ người giáo viên. Nói như thế không phải để than thay cho phụ nữ, cho hoàn cảnh đặc biệt của cô, nhưng thực tế rằng: một người phụ nữ thành công trong công việc xã hội, họ phải cố gắng và vất vả gấp nhiều lần nam giới. Thế nhưng, cô Hồng đã làm được, đã thành công trong nhiều “vai diễn”. Làm được và hoàn thành công việc trong một hoàn cảnh như thế này chắc chắn là một người có ý chí, khát vọng và một trái tim yêu thương lớn. Ở cô luôn toát lên sự năng động của người phụ nữ hiện đại, cháy hết mình cho cuộc sống tươi đẹp; biết cống hiến và biết yêu thương; biết làm cho cuộc sống, công việc của mình có ý nghĩa khi còn hiện diện trên cõi đời này. Vậy nên, ta khó có thể bắt gặp một khoảnh khắc bi quan hay một lời than thở từ cô giáo Hồng.

At times our own light goes out and is rekindled by a spark from another person. Each of us has cause to think with deep gratitude of those who have lighted the flame within us.(Albert Schweitzer) (Tạm dịch: Đôi lúc ánh sáng trong cuộc đời ta lịm tắt, và được nhen nhóm lại bởi tia lửa của một ai đó. Mỗi chúng ta phải nghĩ tới những người đã đốt lên ngọn lửa trong ta với lòng biết ơn sâu sắc). Không phải chân lí nào cũng mang tính tuyệt đối và hẳn nhiên không phải trong trường hợp nào câu nói trên đây đúng cho mọi người trong mọi hoàn cảnh. Nhưng thiết nghĩ, với tấm gương của người em đồng nghiệp tên Hồng mà tôi đã tâm sự trên đây có lẽ là đúng với trường hợp của tôi. Chính từ lòng yêu nghề, sự tận tâm, tận tình và tận hiến của em đối với những học sinh thân yêu làm cho tôi phải cố gắng, phải thay đổi và học tập từ em nhiều hơn. Khi tôi viết những dòng này em không còn hiện hữu trên cõi đời, không còn bóng dáng em trên trường trong những ngày mưa dầm hay nắng toát mồ hôi. Em đã về cõi vĩnh hằng, dã từ người thân yêu, dã từ những cơn đau, dã từ nghề dạy học, dã từ mái trường, học sinh, đồng nghiệp. Nhưng, em ơi, “thác là thể phách, còn là tinh anh” (Nguyễn Du), những hình ảnh đẹp của em những ngày quá vãng ở trường Lê Hữu Trác còn đọng lại trong trái tim đồng nghiệp, trong tổ toán thân yêu và trong trái tim anh, người chòng ghẹo em bằng những câu tếu táo nhưng ẩn chứa sâu thẳm là sự ngưỡng mộ, là tấc lòng trân quý trước ý chí, nghị lựa và tâm hồn lạc quan của em. An nghỉ em nhé, em mãi là người giáo viên đẹp nhất trong trái tim mỗi đồng nghiệp và những học sinh em đã dạy.

Nhớ em!

Quảng Phú, 20 năm ngày thành lập trường

 

Trần Văn Thương